Lễ cúng động thổ là gì? Lễ cúng động thổ xây nhà gồm những gì? Hãy đồng hành cùng Nhà Đẹp QH đi tìm hiểu xem mâm cúng động thổ làm nhà bao gồm những gì thông qua bài viết dưới đây. Đồng thời với bài này các bạn cũng sẽ được khám phá sâu hơn về quy trình các bước tiến hành lễ cúng động thổ mang lại các nhìn toàn diện về một phong tục tập quán lâu đời những giá trị vẫn còn giữ nguyên trong đời sống hiện đại.

Lễ cúng động thổ là gì?

Lễ cúng động thổ là 1 nghi thức cúng bái truyền thống của Việt Nam trước khi tiến hành xây dựng một công trình nào đó như nhà cửa, cơ sở kinh doanh, nói chung là xây bất cứ công trình gì cũng có nghi thức lễ cúng động thổ. Mục đích của lễ cúng động thổ là xin phép cầu nguyện cho sự bảo trợ của các vị Thổ Địa ngay tại nơi ấy mang lại sự may mắn và thuận lợi trong quá trình thi công sau khi hoàn thành.

Bên cạnh đó cúng động thổ là cách để tôn vinh và kết nối linh hồn của đất đai, đảm bảo sự thịnh vượng khi chuyển về ở. Tiếp nữa cũng là dịp để các thành viên trong gia đình tụ tập, chia sẻ những niềm vui cùng nhau, tăng thêm sự đoàn kết và lòng hiếu thảo trong gia đình tạo nên sự hòa thuận. 

Mâm Cúng Động Thổ
Mâm Cúng Động Thổ

Mâm cúng động thổ bao gồm những gì?

Lễ cúng động thổ gồm những gì? Lễ động thổ cần những gì? Mỗi gia đình sẽ có những cách bày các món đồ cúng lên mâm khác nhau tùy theo quan niệm vùng miền, điều kiện kinh tế, tuy nhiên để có một mâm cúng đầy đủ lễ nghi ở mức cơ bản giúp cho quá trình xây dựng trở nên thuận lợi thì sau đây là những lễ vật cơ bản mà các gia chủ cần chuẩn bị:

  • Một bộ tam sinh bao gồm một miếng thịt luộc, một con tôm luộc, một quả trứng vịt luộc.
  • Một con gà luộc, hoặc heo quay.
  • Một đĩa xôi hoặc bánh chưng cũng có thể thay thế cho xôi.
  • Một địa muối, thuốc, chè.
  • Một chén gạo, một ly nước, nửa lít rượu trắng.
  • Chuẩn bị thêm đinh hoa vàng và lễ vàng tiền, số lượng bao nhiêu thì tùy thuộc và gia chủ nhưng tối đa phải là 1 đinh hoa vàng và 5 lễ vàng tiền.
  • Năm cái oản đỏ, 5 lá trầu, 5 quả cau.
  • Một đĩa ngũ quả là điều không thể thiếu.
  • Ba hũ nhỏ đựng muối, gạo, nước.
  • Chín bông hoa hồng đỏ.
  • Tiền vàng mã, áo binh quan công.
  • Hương để đốt, nến, trầu cau và trầm.
  • Một ít khoai sắn.

Nghi thức làm lễ động thổ

Khi đã chuẩn bị được mâm cúng động thổ thì gia chủ tiến hành nghi thức động thổ theo trình tự các bước.

Chuẩn bị ngày và giờ tốt: Tham khảo ý kiến của các thầy phong thủy và chuyên gia chọn ngày, chọn những giờ đại cát đại lợi hợp tuổi với gia chủ và hướng xây dựng.

Chuẩn bị lễ vật: Các bạn có tham khảo mục chuẩn bị lễ vật ở trên.

Tiến hành lễ cúng:

  • Bước 1: Đặt mâm lễ tại nơi khu vực mà các gia chủ đang chuẩn bị thi công.
  • Bước 2: Thắp hương và nến.
  • Bước 3: Bắt đầu nghi thức cúng động thổ.
  • Bước 5: Đọc văn khấn.
  • Bước 6: Cuốc đất lấy lệ tạo sự khởi đầu.

Tiến hành cáo lễ sau một hồi hương tàn:

  • Bước 1: Hóa vàng mã, đem các vàng mã áo binh, tiền bạc vàng mã trên mâm cúng đem đi đút để hiến tế.
  • Bước 2: Chia sẻ lễ vật cho mọi người xung quanh.
  • Bước 3: Hoàn thành lễ cúng, thi công công trình.
Mâm Cúng Động Thổ
Mâm Cúng Động Thổ

Văn khấn cúng động thổ

Trong văn hóa cúng bái của Việt Nam, văn khấn là một nghi thức vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong bất cứ một quy trình cúng bái nào. Văn khấn thể hiện được mong muốn của người trần gian đến các hệ tâm linh, đây được xem là sự kết nối của hai thế giới âm dương bằng thư từ. Văn khấn thể hiện mục đích, nguyện vọng, những lời cầu nguyện của gia chủ. Để giúp các bạn bày tỏ đầy đủ những mong muốn thành kính trong lễ động thổ chúng tôi đã viết sẵn một bài văn khấn mẫu đầy đủ dưới đây, các gia chủ có thể tham khảo.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy cҺín phương Trời, мười phương Chư Phật, CҺư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn tҺần.

Con kính lạy Quan Đương niên.

Con kính lạy các Tôn ρhần bản xứ.

Tín cҺủ (cҺúng) con là:…………………………………………………………………………………………………………………………

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Hôm nay là ngày… tháng….năm….. tín chủ con thành tâм sắm lễ, quả caᴜ Ɩá trầu, hương hoa tɾà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Hôm nay tín chủ con кhởi tạo…. (nếᴜ cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc Ɩà xây cổng, nếu chuyển nhà thì đọc Ɩà chuyển nhà) ngôi đương cơ trụ trạch để Ɩàм nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư ʋị linh thần, cúi mong soι xét và cҺo phép được động thổ (hoặc cất nóc). Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án tҺànҺ tâm kínҺ mời: Ngài Kιм Niên Đường Thái tuế cҺí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh ThànҺ hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa cҺúa Long Mạch Tôn thần ʋà tất cả các ʋị Thần linh cai quản trong khᴜ vực này.

Cúι xin các ngàι giáng Ɩâм tɾước án, chứng giám lòng thành, tҺụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lànҺ, công việc hanh thông, chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo ʋới các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanҺ khᴜ vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng nҺư chủ thợ đôi bên кhιến cho ɑn lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

CҺúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xιn được phù hộ độ trì.

Nam мô a dι Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô ɑ di Đà Phật!

Lời kết

Qua từng khâu chuẩn bị cho đến những lời lẽ ở văn khấn cho thấy cúng động thổ thể hiện rõ nét văn hóa truyền thống sâu sắc của người Việt. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này, bạn sẽ đọc và hiểu thêm về ý nghĩa của tầm quan trọng của lễ cúng động thổ, từ đó giữ gìn văn hóa bản sắc dân tộc.