Nền nhà bị phồng gây ra rất nhiều bất lợi cho gia chủ như là mất mỹ quan, khó di chuyển đi lại trong nhà. Vậy nguyên nhân gạch lát nền bị phồng do đâu? Nền nhà bị phồng lên báo hiệu điềm gì? Hãy cũng Nhà Đẹp QH đi tìm hiểu những nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi nhà bạn đang mắc phải tình trạng này.
Nền nhà tự nhiên bị phồng lên là điềm gì?
Nền nhà bị phồng có điềm gì? Theo như chia sẻ của các chuyên gia phong thủy, nền nhà bị phồng lên dự báo về khoảng thời gian sắp tới của gia đình xảy ra những rắc rối, mối quan hệ giữa các bên không được hòa hợp, vợ chồng cãi vã lục đục thường xuyên. Công việc kinh doanh thất bại, tài lộc đi xuống, làm ăn thiếu may mắn. Tuy nhiên đây chỉ là điềm báo được nhận định trên phương diện tương đối, bởi nền nhà bị phồng còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân dưới đây nữa.
Dấu hiệu nền nhà bị phồng
Tình trạng nên nhà rất dễ nhận biết, phần gạch bị phồng sẽ bị nhô cao lên so với những bề mặt xung quanh. Một số dấu hiệu cho thấy rõ nhất đó là nền bị nứt nẻ và gây ra các hiện tượng có nguy cơ gây hại tổn thương đến con người.
Khi lưu thông trên nền nhà, sẽ phát ra âm thanh lạ, tiếng kêu của nó sẽ là bộp bộp, lách cách lách cách,…
Nguyên nhân gạch lát nền bị phồng
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên nền nhà bị phồng tuy nhiên dưới đây mới chính là những nguyên nhân chủ chốt:
Thời gian sử dụng nền nhà đã quá lâu mà không được cải tiến, sửa chữa.
Nhiệt độ thay đổi đột ngột làm cho các viên gạch giãn nở ra không đều, chèn ép không gian dẫn đến hiện tượng thổi phồng chồng hẹp lên nhau.
Kỹ thuật viên xây dựng có chuyên môn kém, trét vôi không đều, bên dày bên mỏng, cộm lép không đều cũng là một trong những nguyên nhân chính.
Vữa cán nền quá khô hút hết xi măng tưới hồ dầu lên bề mặt, trước khi thi công các công nhân không ngâm gạch qua bằng nước hoặc cũng có thể các công nhân ngâm gạch quá lâu khiến gạch giãn nở thái quá.
Số lượng hồ dầu không đủ để tạo độ dính, cho nên không có độ gắn kết dính giữa phần nền nhà và gạch men cho nên khi đưa gạch ốp vào nhà thì nó sẽ bị bong và vỡ ra.
Khoảng cách xếp giữa các viên gạch không đồng đều, sau một thời gian hoàn thiện các viên gạch sẽ xô đẩy chèn vào nhau gây nên hiện tượng nứt vỡ.
Việt Nam nổi tiếng là một đất nước có khí hậu nhiệt đới ẩm, đây cũng là một trong những nguyên nhân lớn góp mặt vào gây ra hiện tượng này. Sự thất thường của thời tiết khiến cho sự co giãn không đều.
Cách xử lý gạch lát nền bị ộp
Những bước sau đây sẽ giúp các bạn xử lý nền nhà bị ộp dễ dàng không tái lại đồng thời tiết kiệm được nhiều khoản chi phí phát sinh.
- Đầu tiên, các bạn cần phải kiểm tra những vị trí nào có hiện tượng nền bị ộp, và xem các khu vực khác có nguy cơ bị phồng hay không để làm luôn một thể.
- Tiếp theo, sau khi kiểm tra xong thì các bạn nên sử dụng máy cắt gạch chuyên dụng cứu theo đường viền lát gạch để tách phần gạch cũ ra khỏi nền.
- Sau đó, đục sâu từ 4 đến 6cm so với lớp đục cũ bằng máy khoan.
- Đục xong thì thực hiện trộn vôi tán trên các mặt phẳng, lưu ý tán phải thật kĩ càng và chắc chắn với bước này vô cùng quan trọng, nó quyết định cho việc xử lý có bền hay không.
- Đổ xi măng đều lên và lát gạch vào vị trí mới cần thay thế và đảm bảo đúng kỹ thuật và bằng phẳng với nền cũ.
- Cuối cùng, đợi nền khô rồi vệ sinh lại thật sạch sau đó dùng xi măng trắng trét vào các đường viền để tăng tính thẩm mỹ cho nền nhà.
Tuy nhiên cách xử lý này sẽ dành cho những nền nhà đã bong ra, còn nếu nền nhà các bạn chỉ có hệ tượng phòng nhẹ chưa bị ộp thì nên xử lý bằng cách khác.
Lời kết
Hy vọng với bài viết này của chúng tôi bạn đã biết được những nguyên nhân gây ra hiện tượng nền nhà bị phồng. Bên cạnh đó Nhà Đẹp QH cũng chia sẻ với bạn cách xử lý nền nhà bị ộp, với những kiến thức đó cũng phần nào cập nhật hỗ trợ cho bạn trong quá trình xây dựng và chỉnh sửa nền nhà của mình.